Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp dưới góc nhìn y học cổ truyền
Viêm xương khớp là một tình trạng khuyết tật mãn tính ngày càng phổ biến, làm tăng tỷ lệ tàn tật ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm khớp đang sử dụng các phương cách truyền thống như thảo dược, châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt để giảm bớt các triệu chứng. Bên cạnh các thuốc giảm đau theo tây y, các thuốc đông y trị xương khớp cùng những biện pháp không dùng thuốc khác đã cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp cho bệnh nhân thoái hóa khớp, hạn chế tác dụng phụ.
Bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý của hệ thống vận động: xương, cơ, khớp, dây chằng, là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tần xuất mắc bệnh xương khớp ở nước ta chiếm 47,6% số người trên 60 tuổi, với các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh hệ thống, loãng xương, thoái hóa khớp, các bệnh khớp do chuyển hóa (gout).
1. Tổng quan về điều trị thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp là một rối loạn theo thời gian và mãn tính của khớp hoạt dịch với nguyên nhân đa yếu tố, đặc trưng bởi sự tái tạo xương cụ thể và sự thoái hóa của sụn khớp. Lúc này, điều trị viêm xương khớp có bốn loại bao gồm không dùng thuốc, dùng thuốc, liệu pháp bổ sung, thay thế và phẫu thuật. Quá trình điều trị phải được thực hiện với các liệu pháp ít xâm lấn nhất và ít nhất một số phương pháp điều trị từ hai loại đầu tiên nên được sử dụng cho tất cả bệnh nhân viêm khớp.
Bước đầu tiên trong điều trị viêm khớp là liệu pháp điều trị bằng thuốc. Dựa theo các chiến lược dược lý, acetaminophen thường cung cấp cho bệnh nhân viêm khớp có mức độ nhẹ đến đau khớp vừa phải. Mặc dù có thể không giảm đau một cách đầy đủ cho nhiều bệnh nhân, acetaminophen trong một số trường hợp có hiệu quả tốt và ít độc tính, giúp đây trở thành liệu pháp ban đầu cho bệnh nhân viêm khớp.
Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm cyclooxygenase-2 (COX-2) – các chất ức chế cụ thể thường được sử dụng cho những bệnh nhân mà acetaminophen không kiểm soát được các triệu chứng. Tuy nhiên, sử dụng NSAID có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận.
Thuốc giảm đau á phiện cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau xương khớp dữ dội. Người bệnh khi sử dụng nhóm thuốc này thường khó tránh khỏi một số tác dụng phụ như ức chế hô hấp và táo bón.
Cuối cùng là quản lý phẫu thuật, đây là một lựa chọn khác cho bệnh nhân viêm xương khớp không cải thiện bằng thuốc và thể trạng chấp nhận được cuộc mổ, dự trữ sống còn lâu dài. Theo đó, phương cách này sẽ không phù hợp với người cao tuổi, vốn thường đi kèm nhiều bệnh lý mạn tính khác. Lúc này, thuốc đông y trị xương khớp sẽ là một lựa chọn chính yếu.
2. Thuốc Đông Y trong điều trị bệnh lý xương khớp
Y học cổ truyền mô tả phạm trù bệnh trong phạm vi chứng tý. Chứng tý trong xương khớp là giai đoạn biểu hiện phía ngoài cơ thể khi khí huyết trong kinh lạc bị tắc, hạn chế lưu thông đến phần cơ khớp vận động, gây đau đớn tại chỗ.
Lâm sàng Đông y chia các nhóm nguyên nhân gây bệnh gồm: lục khí là nguyên nhân bên ngoài (yếu tố ngoại nhân), khi chuyển thành nguyên nhân gây bệnh gọi tà khí. Khi cơ thể đau yếu, vệ khí suy yếu thì tà khí phía ngoài mới thừa cơ xâm nhập cơ thể gây bệnh. Tà khí gồm có 6 loại gọi là lục tà: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt). Trong đó, phong, hàn, thấp, nhiệt là những yếu tố ngoại tà do thời tiết xâm nhập cơ thể, khiến sự vận hành khí huyết không thông lợi, dẫn đến chứng gân xương, cơ bắp, các khớp đau mỏi, tê dại, nặng nề co duỗi khó khăn và sưng nóng, đỏ.
Bên cạnh các yêu tố ngoại tà gây nên chứng tý, còn có nguyên nhân do chấn thương, ăn uống, dinh dưỡng, nội thương. Chấn thương cũng khiến khí huyết vận hành không tốt, khí trệ, huyết ứ, mạch lạc không thông cũng phát sinh chứng Tý. Nội thương là khi thể trạng mệt nhọc, tuổi cao thể lực suy yếu, mắc bệnh lâu ngày sức khỏe kém, ảnh hưởng tạng Can-Thận. Can thận hư suy không nuôi dưỡng được kinh mạch, cơ nhục, gân cốt.
Trong Đông y quan niệm trị phong tiên trị huyết, huyết thành phong tất diệt, nghĩa là phần huyết trong cơ thể không được nuối dưỡng tốt thì không chữa được các chứng phong. Về hiệu quả trị huyết, trong nhóm tứ vật thang có các vị giúp hoạt huyết, bổ huyết như: xuyên khung, đương quy, bạch thược. Hoặc trong bài tứ quân có các vị: đẳng sâm, cam thảo, bạch linh tác dụng phần khí, giúp bổ khí ích khí, khí khỏe cơ thể mới khỏe mạnh, khí huyết lưu thông.
Đối với các vị thuốc gia giảm thêm, có ngưu tất vừa hoạt huyết dưỡng huyết bổ thận; đỗ trọng, tang ký sinh bổ thận; sinh khương tán hàn, dẫn thuốc; quế tâm, quế chi dẫn thuốc.
3. Các biện pháp Y Học Cổ Truyền bổ sung để điều trị xương khớp
Các biện pháp bổ sung thường được định nghĩa là những hình thức thực hành liên quan đến sức khỏe không dùng thuốc. Phương cách phổ biến nhất của liệu pháp này được sử dụng để điều trị viêm khớp bao gồm liệu pháp năng lượng với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, yoga và tập thái cực quyền.
Việc sử dụng các biện pháp Y Học Cổ Truyền bổ sung để điều trị xương khớp gần đây đã cho thấy tính hiệu quả trong hỗ trợ các phương pháp dùng thuốc, giúp kiểm soát triệu chứng và cơn đau của viêm khớp. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng có ít nhất một phần ba số người bị đau mãn tính đã áp dụng một số hình thức trong liệu pháp bổ sung đã được cải thiện chức năng vận động một cách đáng kể.
Tóm lại, Y Học Cổ Truyền có lịch sử lâu đời về hiệu quả và tính an toàn. Tuy nhiên, khi xem xét các thuốc đông y trị xương khớp bằng thảo dược, tốt nhất luôn cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa, nhất là ở những người cao tuổi hay người có bệnh lý đồng mắc. Hơn nữa, một số thuốc đông y trị khớp vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nên cần thận trọng khi dùng. Mặt khác, các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt với hiệu quả tin cậy, nên được áp dụng tại nhà với các hướng dẫn chính xác giúp cải thiện cơn đau xương khớp.
Tham khảo Kanpo 211 giúp giảm phù nề, sưng tấy, đau nhức xương khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền đế từ Nhật Bản.
Thăm khám Online
Tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả khám và điều trị bệnh cho hơn 80.000 lượt tư vấn mỗi năm.
Khám phá