Địa Hoàng: Thảo dược Đông Y quý hiếm tốt cho sức khỏe !
Đặc điểm tự nhiên của Địa Hoàng
Tên tiếng Việt: Địa hoàng.
Tên khác: Sinh địa hoàng, Sinh địa, Nguyên sinh địa, Sheng di huang.
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud.
Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó).
Cây là thân thảo, sống lâu năm, cao 20-30 cm. Cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm mọc thành củ.
Lá mọc vòng ở gốc cây. Phiến lá hình bầu dục, gốc lá thuôn, đầu lá tròn. Lá dài 3-15 cm, rộng 1,5-6 cm. Mép lá khía răng tròn nhưng không đều.
Gân lá nổi rõ, tạo hình mạng lưới, mặt dưới lá như bị rộp, chia thành múi nhỏ.
Hoa mọc thành chùm, có cuống dài ở đầu cành. Đài và tràng có hình chuông, tràng cong dài 3-4 cm.
Mặt ngoài hoa màu tím đậm, mặt trong hơi vàng với đốm tím. Hoa có 4 nhị dài.
Quả hình quả trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.
Hoa nở từ tháng 4-6, kết quả tháng 7-8.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ.
Tuỳ theo cách chế biến, có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.
Thành phần hoá học
Rễ chứa 15 acid amin, D-glucozamin, acid phosphorie, cacbohydrat (chủ yếu là stachyoza).
Rễ còn có campesterol, catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten.
Công dụng
Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, mát máu.
Sinh địa hoàng (củ khô) có vị ngọt, tính hàn, công dụng tư âm, dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính ôn, giúp nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết. Thục địa hoàng còn giúp làm đen râu tóc.
Ngoài ra, Địa hoàng còn có tác dụng hạ đường huyết, cầm máu, lợi tiểu và kháng sinh.
Công dụng của cây thuốc sinh địa theo Y Học Cổ Truyền
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính hàn, với các công dụng sau:
- Bổ thận, bổ máu, chữa hư lao, làm mát máu, thông huyết mạch.
- Trị ho lâu ngày và rối loạn thực vật do lao.
- Trị sốt cao kéo dài và mất nước.
- Thải độc cơ thể, trị mụn nhọt, viêm họng.
- Trị chảy máu do sốt nhiễm trùng (ho ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu).
- Trị táo bón do tạng nhiệt hoặc sốt cao mất nước.
- An thai khi sốt nhiễm trùng gây động thai.
Vài đây cũng chính là một trong những thành phần của Kanpo 219- một sản phẩm Đông y của Nhật Bản.
Lưu ý:
- Những người ăn uống kém, khó tiêu, bụng đầy trướng, viêm đại tràng cần thận trọng khi dùng sinh địa.
- Tính hàn của sinh địa có thể gây sôi bụng, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, nôn mửa, đau bụng.
- Sinh địa không thích hợp cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không dùng sinh địa với lai phục tử để tránh tác dụng phụ.
- Ngừng thuốc ngay nếu có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn.
Cây sinh địa là vị thuốc quý trong đông y. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.
- Những hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện - December 21, 2024
- Các bài tập thể dục đơn giản giúp trẻ phát triển thể chất - December 17, 2024
- Cách hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh từ giai đoạn đầu đời - December 14, 2024
Thăm khám Online
Tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả khám và điều trị bệnh cho hơn 80.000 lượt tư vấn mỗi năm.
Khám phá