Vấn đề về da

Vấn đề về da

Y HỌC CỔ TRUYỀN NHẬT BẢN VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI

Trong y học cổ truyền Nhật Bản, cơ thể người bao gồm ba yếu tố: khí, máu và chất lỏng. “Khí” là năng lượng sống, “máu” bao gồm máu và chất dinh dưỡng. Và “chất lỏng” là bất kỳ chất lỏng nào khác máu (bạch huyết, chất tiêu hóa, v.v.). 

Trong thuật ngữ y học phương Tây. Người ta thay thế khái niệm “khí” bằng hệ thống thần kinh tự động. Còn “máu” bằng hormone (nội tiết), và “chất lỏng” bằng hệ miễn dịch sẽ làm rõ khái niệm này. Sự lưu thông không đủ, quá mức. Bị gián đoạn bởi ba yếu tố này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật.

(Sơ đồ 3 hình tròn tương tác qua lại “Khí”, “Huyết”, “Chất lỏng”)

Làn da rạng rỡ, khỏe mạnh được bảo vệ và duy trì thông qua cân bằng năng lượng. Độ ẩm từ máu và nước trong hệ thống Y học cổ truyền. “Khí” đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt cơ thể khỏi ảnh hưởng của bên ngoài. Đồng thời đóng vai trò kích thích và làm giàu cho “máu” và “nước,” . Đây là hai yếu tố quan trọng trong quá trình duy trì và tái tạo sức khỏe cho làn da.

Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề về da. Cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong đều đóng vai trò quan trọng. Kích thích từ môi trường bên ngoài bao gồm tác động của tia cực tím, biến đổi nhiệt độ. Ngoài ra độ ẩm, ma sát và sử dụng mỹ phẩm cũng ảnh hưởng. Yếu tố bên trong như: mệt mỏi, mất cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng, dị ứng cũng ảnh hưởng.

Cùng xem chi tiết hơn từng vấn đề da để có các giải pháp chăm sóc da hiệu quả

  1. Mụn trứng cá
  2. Nám da
  3. Chàm và viêm da
  4. Các vấn đề khác

MỤN TRỨNG CÁ

Mụn trứng cá là gì ?

Mụn trứng cá được biết đến là tình trạng viêm da mãn tính. Nó có thể gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên.

Theo y học cổ truyền, mụn trứng cá được cho là do nhiệt tích tụ trong cơ thể do các kích thích bên ngoài như nhiệt độ và độ ẩm cùng với khí và máu lưu thông kém bên trong cơ thể. Các triệu chứng của mụn trứng cá khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra loại mụn và chăm sóc nó.

Theo thống kê, loại mụn này ảnh hưởng đến 75% người trong độ tuổi từ 11 đến 30 tuổi. Điều này được giải thích do ở độ tuổi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh gây bí bách da và dẫn đến viêm nhiễm do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn…

Nguyên nhân gây ra mụn

Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là do bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, lâu dần gây viêm, nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra rối loạn nối tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. ( Tham khảo Kanpo 206 – Giúp điều hòa nội tiết tố, giảm mụn nội tiết )

Lối sống căng thẳng, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thói quen ăn uống không cân bằng và chăm sóc da không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn.

Các loại mụn trứng cá thường gặp

Có nhiều loại mụn trứng cá, tuy nhiên có thể phân loại chúng dựa vào kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn. Dưới đây là một số loại chính:

 

MỤN ĐẦU TRẮNG:

Bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn trứng cá, trong đó có mụn đầu trắng. Đặc biệt ở những giai đoạn như: tuổi dậy thì, mang thai, kinh nguyệt, mãn kinh thì da thường tăng lượng bã nhờn hay xuất hiện tình trạng đổ nhiều dầu, từ đó làm lỗ chân lông không được thông thoáng gây nên mụn đầu trắng. Đây là loại mụn được bao bọc bởi lớp da, các tế bào da ngăn chặn hoàn toàn lỗ chân lông, nên được gọi là “nhân mụn đóng”, dân gian thường gọi là mụn ẩn, có cùng màu da hoặc màu trắng, kích thước nhỏ khoảng 1 – 3mm. Ở giai đoạn đầu, bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Không gây đau hay ngứa nhưng khi chạm vào bề mặt da có cảm giác sần sùi hoặc thô ráp.

MỤN ĐẦU ĐEN :

Mụn đầu đen xuất hiện từ sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn và các tế bào chết ở lỗ chân lông hạn chế sự thoát ra của tuyến dầu ở bề mặt da do hoạt động mạnh. Các nốt mụn được hình thành tiếp xúc với không khí bị oxi hoá và chuyển sang màu đen vì thế được gọi tên là mụn đầu đen.Mụn đầu đen là loại mụn có kích thước nhỏ, xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là vùng mũi. Mụn đầu đen thường có kích thước khoảng 1mm và có nhân mụn trồi lên khỏi bề mặt da. Mụn hường không gây cảm giác đau như các loại mụn khác. Tuy nhiên, khi nặn thì mụn đầu đen sẽ không biến mất mà trở nên nặng hơn và làm lỗ chân lông bị nở ra.

MỤN VIÊM:

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mụn viêm trên da. Trong đó, nguyên nhân chính là tình trạng bít tắc lỗ chân lông do bụi bẩn và tế bào chết, khiến bã nhờn không thoát ra ngoài được. Điều này khiến các vi khuẩn yếm khí như P.acnes phát triển gây ra mụn viêm. Mụn viêm còn có thể hiểu là dạng nặng của mụn trứng cá, do không được chăm sóc, xử lý đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Loại mụn này thường có biểu hiện sưng đỏ, đầu cứng, không có chân và thường gây đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi vô tình chạm vào. Nếu không xử lý kịp thời, mụn viêm có thể lan rộng ra các vùng da khác và rất khó khắc phục, đặc biệt có thể để lại sẹo rỗ nếu không được chữa trị đúng cách.

MỤN MỦ:

Mụn mủ là một mảng da phồng lên chứa đầy chất dịch màu vàng gọi là mủ. Mụn mủ xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng và cơ thể bạn đang cố gắng chống lại nó bằng các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu chết cùng với dịch viêm tạo thành mủ dưới da hoặc trong lỗ chân lông. Chúng có thể phập phồng hoặc đau khi chạm vào. Những nốt mụn sưng tấy này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của bạn. Mụn mủ trông giống với mụn nhọt nhưng mụn nhọt to và viêm tấy nhiều hơn. Mụn có thể sưng to nhưng có đầu mụn. Bạn không nên nặn mụn khi mụn chưa chín và nếu như nặn không hết nhân mụn thì mụn có thể tái phát và dễ lan rộng hơn.

Điều trị

Làn da không chỉ đơn thuần là lớp vỏ bọc bên ngoài, mà còn là tấm gương phản chiếu sức khỏe bên trong của bạn. Trong y học cổ truyền Nhật Bản, mụn trứng cá được xem như lời cảnh báo SOS từ cơ thể, thể hiện sự mất cân bằng nội tại.

Y học cổ truyền Nhật Bản hướng đến điều trị tận gốc vấn đề, giúp bạn lấy lại làn da khỏe mạnh từ bên trong. Với kho tàng kiến thức về thảo dược và phương pháp điều trị truyền thống, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Hơn 200 loại thảo dược quý giá được sử dụng để tạo ra các bài thuốc Kanpo riêng biệt cho từng thể trạng và triệu chứng. Kết hợp cùng lời khuyên về lối sống, bạn sẽ đạt được hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện sức khỏe và nhan sắc.

Một số sản phẩm có hiệu quả cao trong việc điều trị mụn bạn có thể tham khảo như:

  • Kanpo 205 – Trị mụn bọc, mụn viêm đỏ , mụn mủ và giảm sưng viêm.
  • Kanpo 206 – Điều hòa nội tiết tố, giảm mụn nội tiết rõ rệt.

NÁM DA

Nám da là gì ?

Nám da là tình trạng tăng sắc tố da gây ra các mảng sẫm màu trên da. Nám da thường gặp ở mặt, đặc biệt là trán, má, sống mũi và môi. Nám da cũng có thể xuất hiện ở cổ, cánh tay và ngực.

Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da. Điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây nám da

Rối loạn sắc tố thứ phát là nguyên nhân dẫn đến nám da. Nó xuất phát từ các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh, thậm chí có những trường hợp là do cả hai tạo thành. Cụ thể như sau:

Bức tranh nội sinh:

  • Nội tiết tố “nhảy múa”: Mang thai, sau sinh, sử dụng thuốc tránh thai, hoặc các vấn đề về buồng trứng, tuyến giáp… đều có thể tác động đến nội tiết tố, dẫn đến nám da.
  • Mỹ phẩm “bẩn”: Chì, thủy ngân, corticoid… là những “kẻ thù” tiềm ẩn trong mỹ phẩm, gây hại cho da và dẫn đến nám.
  • Lão hóa: Theo thời gian, da mất dần khả năng tự bảo vệ, khiến melanin sản xuất quá mức, hình thành nám.
  • Căng thẳng kéo dài: Lo âu, stress ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và nội tiết tố, góp phần tạo nên nám da.
  • Cơ địa “dễ mến”: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nám.

Bức tranh ngoại sinh:

  • Bệnh lý da: Viêm da, dị ứng, nhiễm trùng… có thể dẫn đến rối loạn sắc tố, tạo thành nám.
  • Ánh nắng mặt trời: Tia UV kích thích sản sinh melanin, đẩy nhanh quá trình lão hóa và hình thành nám.
  • Dinh dưỡng “thiếu hụt”: Chế độ ăn thiếu vitamin C, chất xơ… khiến da yếu đi, dễ bị nám.

Các loại nám da thường gặp

NÁM MẢNG:

Nám mảng được hình thành do các tế bào melanocyte đưa hắc sắc tố melamin lên trên lớp biểu bì vào trong lớp tế bào sừng từ đó gây ra nám mảng. Khi da tiếp xúc với nắng mặt trời thì các hắc sắc tố sẽ ngày càng lan rộng ra hơn và màu cũng đậm hơn qua từng ngày.

NÁM ĐỐM:

Loại nám này xuất do các tế bào melanocyte đẩy hắc sắc tố melamin được tổng hợp ở lớp biểu bì sâu nhất lên trên rồi rơi xuống trung bì tạo thành tạo thành chân nám, từ đó xuất hiện những đốm đen sẫm màu trên bề mặt da.

Điều trị

Nám da – nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, nhưng không phải lúc nào cũng cần “xuống tay” giải quyết. Nếu nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ hay sử dụng thuốc tránh thai, những mảng nám sẽ tự “biến mất” sau khi sinh em bé hoặc ngưng thuốc.

Tuy nhiên, đối với một số người khác, nám có thể “bám trụ” dai dẳng suốt nhiều năm, thậm chí cả cuộc đời. Lúc này, nếu bạn cảm thấy phiền toái bởi những đốm nâu kém duyên, hãy cân nhắc các phương pháp điều trị để làm mờ hoặc loại bỏ chúng.

Điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp nào đảm bảo hiệu quả 100% cho tất cả mọi người. Nám da có thể quay trở lại sau khi điều trị thành công, do đó, việc duy trì chế độ chăm sóc da hợp lý và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là vô cùng quan trọng.

Tham khảo một số sản phẩm của MORI PHARMACY có hiệu quả cao trong việc điều trị các loại nám da, mang lại làn da trẻ đẹp cho bạn.

CHÀM VÀ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Chàm và viêm da cơ địa là gì ?

Chàm, hay còn gọi là eczema, là một “kẻ thù” dai dẳng của làn da. Chàm khiến ta ngứa ngáy, khó chịu và mất đi vẻ ngoài mịn màng. Tình trạng viêm da này diễn biến mạn tính, lặp đi lặp lại theo từng đợt. Nó còn mang đến những mảng đỏ, mụn nước và cảm giác ngứa rát vô cùng.

Mùa đông lạnh giá càng trở thành “thời cơ” để chàm hoành hành dữ dội hơn. Khí hậu khô hanh khiến da mất đi độ ẩm cần thiết. Điều này càng làm cho các triệu chứng của chàm trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.

Viêm da cơ địa, hay gọi là chàm thể tạng, là một “kẻ thù” tấn công làn da của bạn. Bệnh lý này là mạn tính, tái đi tái lại theo từng đợt. Chàm khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu và mất đi vẻ ngoài mịn màng.

Cả hai thuật ngữ viêm da cơ địa chàm là hai từ mang nghĩa bao trùm chỉ các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Có nhiều loại chàm khác nhau, ví dụ như viêm da thần kinh, viêm da ứ trệ và viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa là dạng thường gặp nhất của chàm

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây ra chàm này vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, đây là một số cơ chế được các nhà khoa học công nhận:

  • Hệ miễn dịch “phản bội” cơ thể: Ở người khỏe mạnh, hệ miễn dịch như “bức tường thành“. Nó bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân xâm nhập. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh chàm, hệ miễn dịch lại “phản bội” chính cơ thể.
  • Tấn công nhầm lẫn: Hệ miễn dịch của người bệnh chàm không phân biệt được protein trong cơ thể và protein lạ. Dẫn đến tình trạng tấn công cả tế bào cơ thể, gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, viêm da, v.v.
  • Sự tác động của các chất kích ứng: Các chất như xà phòng, nước nóng, bụi bẩn, v.v. có thể kích hoạt hệ miễn dịch “bất thường” này, khiến bệnh chàm bùng phát.

Các loại chàm thường gặp

VIÊM DA CƠ ĐỊA:

Viêm da cơ địa là “biến thể” phổ biến nhất của bệnh chàm, thường xuất hiện từ khi chúng ta còn bé. Nỗi ám ảnh này thường thuyên giảm hoặc biến mất khi trưởng thành, mang đến hy vọng cho những ai đang phải vật lộn với nó. Nguyên nhâ xảy ra khi lớp bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu, không thể chống lại các tác nhân kích ứng và dị ứng, da khô, suy giảm miễn dịch hoặc các yêu tố di truyền.

VIÊM DA TIẾP XÚC:

Nếu da bị đỏ, ngứa khi chạm vào một số chất thì đó có thể là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc. Có hai loại viêm da tiếp xúc là viêm da tiếp xúc dị ứng khi tiếp xúc với 1 chất liệu gây dị ứng như nhưa hoặc kim loại và viêm da tiếp xúc kích ứng khi tiếp xúc với 1 hóa chất hoặc chất liệu nào đó kích ứng da. Viêm da tiếp xúc có những triệu chứng phổ biến bao gồm: Da bị ngứa, đỏ, rát và châm chích, nổi mề đay, mụn nước và đóng vảy.

CHÀM TỔ ĐĨA:

Đây là dạng chàm da có các mụn nước nhỏ trên bàn tay và bàn chân của bạn, phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa là sự xuất hiện của mụn nước căng trên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những mụn nước này có thể ngứa hoặc đau. Da khô, nứt nẻ và bong tróc. Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa có thể do dị ứng, tay chân ẩm ướt, tiếp xúc với các chất như niken, coban hoặc muối crôm và do stress.

CHÀM THỂ ĐỒNG TIỀN:

Loại chàm này rất dễ nhận biết do các tổn thương xuất hiện trên da có dạng hình đồng xu, đốm tròn, chúng gây ngứa nhiều, ngứa nghiêm trọng và kéo dài. Theo thời gian, các đốm tổn thương da này sẽ đóng vảy, khi vảy rụng da cũng lành lại. Tác nhân gây chàm đồng tiền được biết là do côn trùng cắn, phản ứng quá miễn của da với hóa chất hoặc kim loại,… Nhiều người bị chàm thể đồng tiền kết hợp với nhiều thể chàm khác, phổ biến như viêm da dị ứng.

Điều trị

Bạn cần đến khám và tư vấn với bác sĩ nếu da ngứa và đỏ kéo dài. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng cần quan tâm. Để hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị, bạn nên cung cấp thông tin về thực phẩm bạn ăn. Các loại chất kích thích bạn đã tiếp xúc, thời gian tắm và cả tình trạng căng thẳng của bạn. Bạn cũng cần để ý đến sự liên quan giữa các hoạt động thường ngày và tình trạng chàm. Điều này sẽ giúp phát hiện ra các yếu tố khởi phát bệnh.


Tham khảo các sản phẩm của Mori Pharmacy tại đây 

Mọi thông tin xin liên hệ : GA GẦN NHẤT 大塚駅

Hotline: +81 90-7519-2946

Hiệu Thuốc MORI Pharmacy

Địa chỉ : 170-0004  東京都  豊島区 北大塚3丁目-25-16  伊納ビル 2F 202

 

Thăm khám Online

Tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả khám và điều trị bệnh cho hơn 80.000 lượt tư vấn mỗi năm.

Khám phá